Từ mượn Tiếng Nga trong Tiếng Việt – Tổng hợp từ thường gặp

Từ mượn Tiếng Nga trong Tiếng Việt – Tổng hợp từ thường gặp

Từ mượn Tiếng Nga trong hệ thống Tiếng Việt tưởng chừng không nhiều nhưng thực chất lại rất phong phú. Dân tộc ta có cách đồng hoá phương ngữ mới cực kỳ hay để tạo nên ngôn ngữ riêng đa dạng đa sắc.

Tổng hợp những từ đang sử dụng sẽ giúp bạn nhận biết và đưa vào giao tiếp hàng ngày chuẩn hơn.

Tại sao trong hệ thống Tiếng Việt có từ mượn Tiếng Nga?

Thực ra không chỉ Tiếng Nga mà trong ngôn ngữ nước ta còn có nhiều loại từ mượn khác. Chắc hẳn bạn sẽ chẳng xa lạ với từ Hán-Việt, từ Tiếng Hán, Tiếng Pháp, Tiếng Anh.

Giống với những thứ tiếng này, ngôn ngữ nước Nga cũng được du nhập vào nước ta vì nhiều lý do. Mặc dù không có số lượng quá lớn nhưng từ mượn Tiếng Nga vẫn là một phần không thể thiếu trong hệ thống Tiếng Việt.

Quá trình xuất hiện và được đồng hoá từ vựng mới gắn liền với những nguyên nhân gồm:

1/ Yếu tố lịch sử

Giai đoạn chống Pháp và chống Mỹ của nước ta đều có sự can thiệp của Liên Xô (cũ). Không chỉ nhận tài trợ về vũ khí mà các chuyên gia của nước bạn còn đến Việt Nam rất nhiều. Ngược lại nước ta cũng thường xuyên cử nhân tài sang Nga để học tập, trao đổi.

Chính điều này đã tạo nên sự thân thiết và gần gũi trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Sự tiếp nhận các từ Tiếng Nga trở thành một việc bình thường và từ đó trong cách giao tiếp của người Việt cũng có từ vựng mới.

Mối quan hệ của Việt Nam với Nga là cực kỳ thân thiết, kéo dài cho đến ngày nay. Thế nên hệ thống từ mượn từ nước bạn cũng không hề ít trong bộ ngôn ngữ Tiếng Việt.

từ mượn tiếng nga trong tiếng việt
Quá trình vay mượn từ gắn liền với lịch sử mối quan hệ giữa hai nước

2/ Gọi tên khái niệm mới

Vốn trước đây dân tộc ta sử dụng chữ Hán, sau đó là chữ Nôm. Mãi đến sau này người Pháp mới đưa chữ Quốc ngữ đến với Việt nam. Vậy nên cả khi đến thế kỷ XX hệ thống Tiếng Việt vẫn chưa gọi là hoàn thiện.

Điều này gây ra vấn đề thiếu đi sự sáng tạo cho các hiện tượng, sự vật mới. Giải pháp duy nhất lúc đó là sử dụng ngôn ngữ của nước khác để diễn tả.

Thế nên từ mượn Tiếng Nga được hình thành hỗ trợ việc gọi tên khái niệm mới. Lâu dần từ vựng này được sử dụng nhiều và trở thành một phần của Tiếng Việt.

3/ Thói quen và suy nghĩ của một bộ phận người Việt

Trước đây và ngay cả bây giờ cũng vậy, một số người vẫn ưa chuộng sử dụng tiếng nước ngoài hơn. Việc đưa một vài từ Tiếng Nga vào trong câu tạo ra cảm giác “sang trọng”, “đẳng cấp”.

Thế nên ngày càng có nhiều từ mượn được đưa vào trong hoạt động giao tiếp thông thường.

từ vay mượn tiếng nga
Một số người có thói quen chèn từ nước ngoài vào câu nói

4/ Sự tiếp nhận từ mới qua các tầng lớp xã hội

Số lượng người Việt qua nước Nga để học tập, làm việc hay sinh sống không ít. Vì vậy, sự ảnh hưởng từ ngôn ngữ nước bạn đến cách hành văn hàng ngày là điều có thể hiểu được.

Điểm độc đáo trong quá trình tiếp nhận đó là có sự đồng hoá qua từng tầng lớp. Nếu như giới thượng lưu ưa chuộng việc dùng đúng từ, đúng cách phát âm thì giới trung lưu, tri thức, nông dân lại có cách sử dụng khác.

Trải qua một thời gian dài, từ vựng Tiếng Nga trở thành từ mượn trong Tiếng Việt.

5/ Bổ sung và làm phong phú Tiếng Việt

Cuối cùng, không có ngôn ngữ nước nào mà được xây dựng chỉ gồm tiếng mẹ đẻ của nước đó. Luôn có những từ vựng được du nhập nhằm làm đa dạng hơn hệ thống ngôn ngữ nước mình.

Điều này cũng có thể dùng để giải thích cho việc tại sao trong Tiếng Việt lại có từ mượn Tiếng Nga. Không ai có thể phủ nhận nhờ có lượng lớn từ mới này mà việc mô tả khái niệm, sự vật hiện tượng trở nên dễ dàng hơn.

Thế nên, thái độ đối với từ mượn phải luôn là trân trọng và biết ơn. Không chỉ Tiếng Nga mà những từ thuộc Tiếng Pháp, Tiếng Hán, Tiếng Anh,… đều cần được giữ gìn và phát huy cùng với bản sắc của Tiếng Việt.

từ mượn tiếng nga
Từ mượn Tiếng Nga giúp hệ thống Tiếng Việt đa dạng hơn

Phân loại từ mượn Tiếng Nga trong Tiếng Việt

Vốn từ mà người Việt tiếp nhận từ ngôn ngữ Nga rất đa dạng với nhiều lĩnh vực. Tất cả đến từ quá trình hợp tác, đồng hành của hai quốc gia xuyên suốt hàng thế kỷ.

Với mỗi nhóm từ đều có giai đoạn du nhập và đồng hoá riêng dựa trên bối cảnh phát triển của đất nước ta. Cũng vì lý do đó mà bạn có thể thấy có từ được dùng phổ biến nhưng có từ lại khá xa lạ.

1/ Từ ngữ dùng trong quân sự

Việc Nga viện trợ và chu cấp cho Việt Nam trong quá trình diễn ra chiến tranh Pháp và Mỹ đã giúp nhiều từ vựng trở nên phổ biến. Những từ mới này được dùng để chủ vũ khí, đạn dược hay các thuật ngữ khác trong quân sự, tiêu biểu như:

  • Ra-đa
  • Súng AK
  • Số hiệu các máy bay quân sự
  • Pa-nen (tấm bê tông), sau này trở thành “tấm nên”
từ vay mượn trong tiếng nga
Không ít các từ vựng mới được sử dụng trong lĩnh vực quân sự

2/ Từ dùng trong đời sống

Những từ vựng chỉ đồ ăn thức uống, nhạc cụ, đồ dùng,… cũng được thuần Việt hoá dần. Đó là Kèn Phagốt, Đàn Bayan, Rượu Vodka, Cá Vobla, Nước Kavas, Đàn Balalaika,…

Trong đó chắc hẳn bạn sẽ thấy cực kỳ quen thuộc với “Rượu Vodka” – Thức uống có cồn đỉnh cao được ra đời tại Nga từ thế kỷ XV. Đến thế kỷ XIX, Vodka trở thành thứ rượu mà hầu như quốc gia nào cũng biết tới.

3/ Thuật ngữ chính trị, kinh tế, văn hoá

Việc phiên âm các từ mượn Tiếng Nga để chỉ một nhân vật nổi tiếng nào đó không hiếm. Vốn việc phát âm theo từ vựng của thứ tiếng này khá khó nên người Việt có sự cải biên.

Điển hình nhất là Bôn-sê-vích (Bolshevik) – Người giàu có, Mác-xít (Marksist) – Người theo chủ nghĩa Mác. Hoặc Lê-nin-nít (Leninets) chỉ người theo chủ nghĩa Lênin, Xô Viết (Soviet) – Nước Liên Xô cũ.

Ngoài ra còn có Perestroika, Đuma, Kolkhoz (Hợp tác xã), Rúp (Đơn vị tiền tệ Nga).

Các từ chỉ thực thể văn hoá cũng được cập nhật từ Tiếng Nga, dùng cả trong văn học. Một số từ vựng phổ biến nhất là Áo Suba, Áo Xaraphan, Ấm Xamova, Mũ Ushanka,…

Thông qua đó văn chương của Việt Nam còn được tiếp cận với tinh hoa văn học của các quốc gia Châu Âu.

tiếng nga từ mượn
Từ mượn Tiếng Nga được dùng trong cả lĩnh vực kinh tế văn hoá chính trị

4/ Từ chỉ địa danh

Đây là những từ xác định địa danh ở nước Nga hay nước khác nhưng được Việt hoá để người Việt hiểu. Bạn có thể bắt gặp rất nhiều những tài liệu hay cuộc hội thoại có nhắc tới:

  • Sông Đông
  • Siberi
  • Mát-xcơ-va
  • Kiev
  • Sông Neva
  • Điện Kremli
  • Volga

Thậm chí những từ như Bạch Dương, Thuỳ Dương cũng là vay mượn của nước Nga. Trong thứ tiếng này sử dụng rất nhiều từ ghép với “dương” để chỉ sự vật, hiện tượng.

5/ Từ mượn Tiếng Nga là trung gian của từ Tiếng Anh

Đến chính hệ thống ngôn ngữ Nga cũng có những từ vựng được vay mượn của nước khác. Sau đó khi người Việt tiếp cận lại mượn về để bổ sung cho hệ thống ngôn ngữ nước nhà.

Phổ biến nhất phải kể tới VIP – Những người có địa vị, nhà băng (ngân hàng – bank), marketing, xì-căng-đan (scandal), show-biz (showbiz),…

từ mượn tiếng nga là gì
Từ mượn Tiếng Nga còn là trung gian của từ Tiếng Anh

Phương thức người Việt đồng hoá từ mượn Tiếng Nga

Thông qua những từ mượn được cập nhật ở trên, bạn có thể thấy có những cách viết khác nhau. Điều này đến từ phương thức đồng hoá mà người Việt Nam ta thực hiện với mỗi từ vựng.

Cách phổ biến nhất chính là phiên âm và viết rời từng âm tiết để dễ đọc dễ nghe hơn. Nhưng với cách này thì đôi khi việc đọc theo phương ngữ vùng miền có thể gây hiểu lầm về nghĩa.

Một số người lựa chọn đọc từ mượn Tiếng Nga bằng cách phiên âm và viết liền. Nhưng phương thức này không được đánh giá cao bởi mang đậm yếu tố ngoại lai. Với những từ đa âm, viết liền có dấu tạo nên cảm giác không phù hợp.

Phương thức cao hơn được sử dụng là phiên âm và thêm gạch nối giữa các âm tiết. Cách này phù hợp với từ có ít âm tiết, còn nhiều hơn bốn sẽ gây nên sự rườm rà.

Cuối cùng, cách đồng hoá từ mượn từ ngôn ngữ Nga được lựa chọn và thịnh hành nhất hiện nay là chuyển tự không dấu. Những chữ cái viết bằng tiếng Nga sẽ được phiên chữ sang chữ latin để dễ đọc.

Bạn có thể thấy tên của người, địa danh đang được sử dụng rộng rãi với phương thức này. Đó là Vladimir Putin, Moscow, Tchaikovsky, Vladimirovich, ballet,… Cách này cũng giúp việc tra cứu trở nên dễ dàng hơn.

Kết luận

Từ mượn Tiếng Nga góp phần to lớn trong việc hoàn thiện hệ thống Tiếng Việt. Tuy nhiên khi sử dụng bạn cũng đừng quá ỷ lại lượng từ mượn này mà quên đi bản sắc vốn có của ngôn ngữ nước nhà.

bangchucaitiengnga

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *